Một trong những đặc thù của công việc kế toán là các bạn phải làm việc, kiểm tra, nhập liệu với rất nhiều giấy tờ, cụ thế là hóa đơn và chứng từ. Do đó, các bạn sinh viên ngành kế toán hay các bạn mới bước chân vào nghề cần sớm rèn giũa kỹ năng nhận biết, đọc hiểu hiệu quả các hóa đơn và chứng từ. Kỹ năng này không khó, Tinhocmoi.com sẽ giúp các bạn phân biệt các loại hóa đơn và chứng từ kế toán một cách rất dễ hiểu và có hệ thống nhé.
Các bạn quan sát hình phía dưới nhé:
Hẳn các bạn sẽ biết đây là hóa đơn giá trị gia tăng, nhưng những mấu số, ký hiệu, số dài và phức tạp bên cạnh nó có ý nghĩa như thế nào, Tinhocmoi.com sẽ giúp bạn giải đáp.
Mẫu số hóa đơn (Mẫu hóa đơn) (1)
Mẫu số hóa đơn có 11 ký tự, cấu trúc như sau:
Áp dụng kiến thức trong bảng với ví dụ đầu bài
Nội dung bài viết
Ký hiệu hóa đơn (2)
Cấu trúc của ký hiệu hóa đơn được tóm tắt trong bảng sau:
Chúng ta cùng áp dụng kiến thức bảng trên vào ví dụ đầu bài nhé:
Số hóa đơn (3)
Là dãy số gồm 7 chữ số thể hiện là số thứ tự của hóa đơn.
Các loại hóa đơn
Tinhocmoi.com sẽ cung cấp hình ảnh ví dụ của các loại hóa đơn. Hi vọng với những kiến thức bên trên, các bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn khi xem những ví dụ này.
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
Tem, vé, thẻ
Lưu ý
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn hoặc cung cấp phần mềm tự in hoá đơn sẽ được đặt ở phía cuối của hóa đơn.
- Về quản lý và sử dụng hóa đơn, khi doanh nghiệp bạn kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai được khấu trừ, kỳ kê khai theo quý, thì tờ khai báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp sẽ có hạn nộp cùng tờ khai thuê GTGT của doanh nghiệp.
- Hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay có tối thiểu 2 liên và tối đa không quá 9 liên theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP và nghị định số 04/2014/NĐ-CP.